banner

Điện Lạnh Trường Thịnh

cach-chon-mua-may-giat-secondhand
3060 Views

Cách chọn mua máy giặt Secondhand


Bên cạnh những chiếc máy giặt đời mới của nhiều hãng đang có mặt tại thị trường, một bộ phận người tiêu dùng cũng vẫn tìm đến những chiếc máy giặt cũ. Liệu đó có đơn thuần chỉ vì giá “mềm” hay còn là cái thú được sở hữu “hàng độc”?

Máy giặt Secondhand

Góc ngã tư TKTQ và Trường Chinh, Phường 14,quận Tân bình TPHCM là nơi mua bán các loại máy giặt và đồ điện tử cũ. Từ nồi cơm điện, tủ lạnh, máy xay sinh tố tới lò sưởi, ấm đun thuốc điện, nhưng nhiều hơn cả vẫn là máy giặt… Tất cả đều là đồ secondhand. Nhưng gần đây, chỉ còn khoảng chục hàng trụ lại được. Chắc cũng do làn sóng những hãng điện từ có uy tín đã tung ra ngày một nhiều sản phẩm mới, giá cả phong phú phù hợp với khá nhiều đối tượng người tiêu dùng.

Trong số những chủ cừa hàng máy giặt cũ còn duy trì bán đến nay, anh Bình (Quận tân bình) được coi là có “thâm niên” nhất. Anh bắt đầu kinh doanh mặt hàng này từ năm 1989, khi vào “vụ” (thời điểm giữa thu đầu đông), có ngày anh bán được 3, 4 cái. Khách của những cừa hàng như của anh Bình thường có hai loại: một là những người có thu nhập thấp và hai là những người “sành chơi hàng độc”.

cach-chon-mua-may-giat-secondhand
Đồ cũ, chất lượng cao, giá rẻ

Nếu như bạn đã từng không nhiều tiền mà vẫn muốn có một chiếc tủ lạnh làm được đá, một chiếc máy giặt giặt sạch áo quần, chỉ với vài trăm ngàn, thậm chí chỉ 400.000 đồng cũng là một nhu cầu như thế. Máy giặt secondhand được các chủ hàng mua lại từ những người đã dùng một thời gian muốn lên đời máy, hoặc máy hỏng nhiều lần, phải chữa đi chữa lại, nản lòng nên muốn bán lại để sắm cái mới. Anh Bình cho biết: “Những chiếc máy này sẽ được tu sửa, “làm đẹp” bởi bàn tay những người thợ sua may giat chuyen nghiep đã qua huấn luyện ngay tại cừa hàng”.

Vốn là một giáo viên cơ khí nên việc “đào tạo”nghề như thế với anh Bình là khá đơn giản. Ngoài ra, có nhiều thợ sua may giat tai nha của anh lại là sinh viên tốt nghiệp đại học Bách khoa, muốn có thêm thu nhập hoặc đang tìm việc làm nên việc tiếp thu nghề của anh Bình cũng không quá khó khăn, lại cũng là dịp để họ thừ thách và thâm nhập thực tế. Khâu khó nhất và phải chú trọng nhất là moteur, vì nó sẽ đảm bảo độ bền, khoẻ của máy giặt sau khi “xuất xưởng”. Thời hạn bảo hành thường là 3 tháng, và có bất cứ hỏng hóc gì sau đó đều có thể đem tới sửa chữa nên những người thợ sua may giat phải rất chú tâm với công việc của mình. Một người thợ chịu khó, khéo léo có thể thu nhập tới 1 triệu đồng. Nhưng các chủ cừa hàng không đầu tư nhiều cho loại máy giặt cũ “ít tiền” này, bởi thông thường mỗi chiếc bán ra chỉ lãi khoảng 100.000đ đến 300.000đ. Nhiều cái quá cũ, không thể sửa chữa nổi, chỉ còn cách tháo ra, lấy linh kiện để chữa cho cái khác…

Nhiều tiền mà vẫn chơi hàng cũ

Các cừa hàng máy giặt cũ thường chủ yếu bán cho kiểu khách hàng thứ hai là những người có tiền, chịu chơi và chỉ thích “chơi” hàng “độc”. Những chiếc tủ lạnh cao hơn đầu người, có tới 3 cánh hoặc những chiếc máy giặt hình vuông, màu sắc khá bắt mắt, tải tới gần chục cân quần áo cho mỗi lần giặt, hàng Nhật “xịn”… sẽ đáp ứng nhu cầu của các khách hàng này. Giá cả thì hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng và độ “độc nhất vô nhị” của sản phẩm. Loại máy giặt đắt nhất là của National, loại 8kg, giá hơn 5 triệu. Lại có cả loại máy dành cho người khiếm thị. Trên bảng điều khiển điện từ, cùng với những nút nhấn thông dụng là những dòng chữ Brai nổi trên mặt giúp người khiếm thị có thể tự mình vận hành máy.

Trung thành với dòng máy giặt nói riêng và đồ điện từ cũ nói chung phải kể đến những người như anh Hải chị My (ở quận tân phú, TP.HCM). Mặc dù kinh tế rất khá nhưng mọi đồ điện từ trong nhà anh chị đều là đồ secondhand. Hỏi thì anh bảo: “Tôi “kết” hàng này vì mình sẽ có đồ chẳng giống ai…”. Còn ông Tiến (ở quận 3 tphcm) mới đầu cứ băn khoăn không biết nên mua máy giặt hay tủ lạnh, vì cả nhà ông tiết kiệm mãi cũng chỉ có trong tay hơn 5 triệu đồng. Sau nhiều lần dạo qua các showroom, ông vẫn về tay không vì cả hai thứ nhà ông đều cần mà số tiền đó thì không mua nổi. Cuối cùng nhờ một người bạn mách, ông đến hàng đồ cũ và rất thoả mãn với một chiếc máy giặt cùng một tủ lạnh Hitachi, hai thứ chỉ hết 4,5 triệu đồng.

Thông thường, các máy giặt secondhand cho các khách hàng “xịn” đều là máy cửa trên vì là hàng Nhật. Máy giặt cửa trước hầu như vắng bóng trong các cừa hàng máy giặt cũ tại các quận TP.HCM. Chỉ lác đác thấy có trên cửa hàng nhỏ, nhưng cũng không tiêu thụ mạnh lắm. Một nhược điểm của loại máy giặt này là tất cả hướng dẫn trên mặt máy đều bằng tiếng Nhật. Người mua phải hỏi rất kỹ chủ hàng, thậm chí phải lấy giấy bút ghi lại hoặc có khi về đến nhà lại phải gọi điện thoại hỏi nút ngoài cùng là gì, muốn vắt không sấy thì làm thế nào v.v… Và dĩ nhiên khó tránh khỏi những xây xước ngoài vỏ máy do quá trình sử dụng, sửa chữa, vận chuyển.

Cùng với rất nhiều mẫu mã máy giặt đời mới, rõ ràng máy giặt secondhand vẫn góp thêm sự phong phú về chủng loại và giá cả để thoả mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng hiện nay.

 

Những bài viết kinh nghiệm sử dụng máy giặt liên quan.

4 nguyên tắt cần có để giặt sạch quần áo như mới

Một số lý do khiến chị em phụ nữ hiện đại sợ máy giặt

Nguyên lý hoạt động của máy giặt như thế nào

Cách so sánh máy giặt cửa trước và máy giặt cửa trên

Nguyên nhân làm máy giặt mau hỏng

Đánh giá dịch vụ
   

Bài viết gần đây

Menu
Bấm gọi ngay cho chúng tôi