Hướng dẫn cách vệ sinh bộ lọc cho máy giặt
Sau một thời gian sử dụng bộ lọc cặn của máy giặt sau thời gian sử dụng thường bị bám bẩn và có thể gây kẹt đường ống nước. Nên cần phải được vệ sinh một cách định kỳ. Vì vậy hôm nay điện lạnh Trường Thịnh sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh bộ lọc cặn trong máy giặt đơn giản tại nhà.
Bạn nên vệ sinh bộ lọc của máy giặt một cách định kỳ
Do máy giặt thường xuyên phải xử lí lượng lớn quần áo bẩn, nên không tránh khỏi bộ lọc cặn bị bám bẩn. Nếu tích tụ lâu ngày, sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giặt và tuổi thọ của máy.
Đồng thời, độ ẩm cao bên trong máy giặt chính là điều kiện tốt cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Thường xuyên vệ sinh bộ lọc cặn sẽ giảm thiểu rủi ro về mầm bệnh lây lan (đặc biệt là các chứng bệnh về da), đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Hướng dẫn cách vệ sinh bộ lọc cặn trong máy giặt
- Xác định vị trí và tháo bộ lọc cặn ra khỏi máy
Đầu tiên, bạn phải đảm bảo máy giặt đã được tắt cẩn thận, không còn quần áo bị sót lại bên trong lồng giặt, sau đó mới ngắt nguồn cấp điện cho máy. Khi đó, dây điện phải được quấn gọn gàng, đặt nơi khô ráo để không gây nguy hiểm sau khi khi khởi động lại máy
Tìm vị trí bộ lọc cặn của máy giặt. Thông thường, đối với các máy giặt cửa trước, bộ lọc cặn sẽ nằm ở góc dưới bên phải thân máy. Một số máy giặt sẽ có bộ lọc cặn dạng túi lưới nằm trực tiếp bên trong lồng giặt. Trong trường hợp không xác định được vị trí bộ lọc cặn, bạn tìm đọc lại hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.
Trước khi mở nắp bộ lọc cặn ra, bạn cần lót 1 tấm giẻ lau bên dưới để tránh nước bẩn còn sót lại bị rỉ ra ngoài. Một số loại máy giặt có sử dụng nắp đậy an toàn cho trẻ em, khi đó, bạn cần sử dụng một vật cứng và nhỏ, chẳng hạn như tua vít để cạy nắp đậy ra.
Tháo túi lọc ra khỏi máy cẩn thận, nếu quá cứng, bạn có thể xoay nhẹ túi lọc để lấy nó ra.
- Vệ sinh bộ lọc
Dùng khăn ẩm loại bỏ các chất cặn bã do bột giặt còn sót lại. Nếu chất cặn bã quá dày, bạn có thể dùng bàn chải nhỏ lông mềm để quét chúng ra.
Tháo tấm lọc ra khỏi bộ lọc cặn, đổ sạch bã và ngâm trong nước nóng khoảng 10 phút. Việc này sẽ giúp bạn loại bỏ các sợi vải hoặc cặn bã mà khăn ẩm không thể lau sạch được.
Kiểm tra lại ngăn chứa bộ lọc trong máy giặt. Lau sạch sẽ cặn bẩn còn sót bằng khăn ẩm sau đó mới đưa bộ lọc trở vào lại.
Kiểm tra lại ngăn chứa bộ lọc trong máy giặt và lau sạch sẽ
Đưa bộ lọc trở vào lại vị trí ban đầu
Trước khi sử dụng máy giặt cho quá trình giặt giũ bình thường, bạn cần kiểm tra lại bộ lọc cặn xem đã lắp đúng cách chưa bằng cách khởi động ngắn quá trình giặt không cần quần áo. Nếu tại vị trí bộ lọc cặn bị rỉ nước, có nghĩa là bạn lắp bộ lọc chưa đúng cách hoặc bị lệch, cần tháo ra lắp lại.
Khởi động ngắn quá trình lọc để kiểm tra có bị rò rỉ nước
Cách kéo dài tuổi thọ cho bộ lọc cặn của máy giặt
Vệ sinh bộ lọc cặn ít nhất 4 lần trong năm. Việc vệ sinh thường xuyên bộ lọc cặn sẽ đảm bảo cho bộ lọc luôn trong trạng thái sạch sẽ, không bị bám bởi cặn bã gây hỏng hóc.
Xác định và khắc phục vấn đề ngay khi chúng xuất hiện. Có rất nhiều dấu hiệu cho biết bộ lọc cặn máy giặt của bạn cần được vệ sinh. Chẳng hạn như rung lắc mạnh, quần áo vẫn còn ướt sau khi kết thúc quá trình giặt, nước bị rò rỉ,…
Khi đó, bạn cần chú ý để tiến hành việc vệ sinh bộ lọc định kỳ, tránh để lâu ngày dẫn đến máy giặt ngừng hoạt động.
Đối với các máy giặt cửa ngang, rìa ngoài của lồng giặt có đặt tấm cao su để đóng kín nắp giặt, không cho nước bị rỉ ra ngoài. Khi đó bạn cũng nên vệ sinh viền cao su này.
Dù bạn có vệ sinh bộ lọc cặn định kỳ, những cặn bã còn sót lại ở viền cao su sẽ bám lên quần áo và mắc vào bộ lọc trong các lần giặt giũ tiếp theo. Dùng 1 tấm vải nhỏ để lau sạch cặn bã sót lại cũng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho bộ lọc.
Trên đây là hướng dẫn vệ sinh bộ lọc cặn trong máy giặt. Mong rằng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn cần được vệ sinh máy giặt hoặc sửa máy giặt. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kiểm tra và tiến hành vệ sinh, sửa chữa máy giặt cho bạn.