Mắc bệnh phụ khoa vì… máy giặt
Lấy chồng được ít lâu, Ngô Thanh đi khám phụ khoa lần đầu trong đời do tình trạng đau ngứa ngày một trầm trọng. Sau khi kết luận cô bị viêm nhiễm nấm Candidas, bác sĩ giải thích, mầm bệnh có thể xâm nhập từ môi trường hoặc bạn tình, và phụ nữ quan hệ tình dục với người nhiễm Candidas thì nguy cơ lây nhiễm lên đến 80%.
Chắc mẩm chồng là “thủ phạm”, Ngô Thanh giận anh đến nỗi cơm chồng nấu không ăn, nước chồng rót không uống. Cô uống hết thuốc mà bệnh vẫn không đỡ. Cảm giác ngứa rát vẫn cứ đeo bám dai dẳng. Bác sĩ hết sức ngạc nhiên vì Ngô Thanh đã trải qua ba liệu trình điều trị, lẽ ra nếu bệnh không khỏi thì ít nhất cũng phải thuyên giảm.
Cho cả đồ lót lẫn quần áo mặc ngoài vào giặt cùng một lúc sẽ là cơ hội cho vi khuẩn gia tăng
Đến khi hỏi rõ về thói quen sinh hoạt của Ngô Thanh, bác sĩ mới vỡ lẽ, căn nguyên vấn đề là ở cái sửa máy giặt, nói đúng hơn là cách giặt đồ của cô: cho cả đồ lót lẫn quần áo mặc ngoài vào giặt cùng một lúc.
Theo lý giải của bác sĩ, thông thường, cứ sau 5 tháng sử dụng, lượng vi khuẩn, nấm mốc trong sua chua may giat máy giặt sẽ tăng vọt. Các bào tử nấm mốc lan tỏa khắp lồng máy giặt theo chuyển động của nước. Một số loại nấm thậm chí vẫn sống sót dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy, thói quen bỏ lẫn cả đồ lót và đồ dài vào giặt như Ngô Thanh sẽ khiến quần áo dễ nhiễm bẩn và có hại sức khỏe.
[notification]Mách nhỏ: Bạn nên để máy giặt tại nơi khô ráo, phân loại đồ lót và quần áo mặc ngoài để giặt riêng. Mỗi lần giặt xong, nên mở nắp máy giặt để thông gió trong vài giờ, giúp máy không bị ẩm ướt. Quần áo giặt xong nên phơi ngay, không “tích trữ” lâu trong khoang máy. Nên định kỳ lau rửa khoang giặt ba tháng một lần.[/notification]
[related_posts limit=”6″ id=”3″ /]